Hướng dẫn viết macro cho lizardon

Macro là một chuỗi các lệnh mà bạn có thể sử dụng để tự động hóa một tác vụ lặp lại, nó có thể chạy khi bạn cần thực hiện tác vụ đó. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết macro cho lizard webbrowser.
Cấu trúc Macro:
[#proc
  ;các thủ tục
]
#code
  ;các lệnh
trong đó #proc có thể có hoặc không. Nếu không có phần #proc ta có thể bỏ qua dòng #code
Lưu ý:
+ macro phân biệt hoa thường.
+ không sử dụng dấu " để biểu diễn chuỗi.
+ macro có phần mở rộng là .dv
ví dụ:
Sleep(1000)
;đợi 1 giây sau đó vào trang google.com
Go('https://google.com')
Dấu ; được sử dụng để viết chu thích trong macro.
Một số cú pháp cơ bản:
- Khai báo biến:
Cú pháp
var ten_bien
- Khai báo mảng:
Cú pháp
var ten_bien = []
- Lệnh rẽ nhánh:
Cú pháp
Loại 1
if(dk)
  ;nếu thỏa mãn điều kiện thì thực hiện
endif
Loại 2(if ... else ...)
if(dk)
  ;nếu thỏa mãn điều kiện thì thực hiện
else
  ;nếu không thỏa điều kiện thì thực hiện
endif
Loại 3(if ... elseif ...)
if(dk1)
  ;nếu thỏa mãn dk1 thì thực hiện
elseif(dk2)
  ;nếu không thỏa dk2 thì thực hiện
.....
elseif(dkn)
  ;nếu không thỏa dkn thì thực hiện
endif
- Nhãn:
là một định danh để đánh dấu vị trí trong chương trình. Tên của nhãn có thể bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới (_), nhưng nó phải bắt đầu bằng ký tự chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
cú pháp
ten_nhan:lenh

- Lệnh nhảy:
Macro không có lệnh while, for,... vì vậy để lặp ta sử dụng lênh jmp hoặc jmpif.
Sử dụng jmp(nhảy đến 1 nhãn nào đó)
jmp:nhãn cần nhảy đên

Sử dụng jmpif(nhảy đến 1 nhãn khi thỏa điều kiện)
jmpif(dk):nhãn cần nhảy đên
;nhảy nếu thỏa điều kiện

Một số ví dụ:
Sử dụng lệnh nhảy để tính tổng các số từ 1 -> 100.
var a = 0
var sum = 0
;tao 1 nhan
loop:sum=sum+a
a=a+1
jmpif(a < 101):loop
Alert('gia tri cua bien sum', sum)

edit

1 comment:

  1. làm sao tôi có thể liên lạc với bạn . cho tôi 1 tin nhắn nhé bài viết rất hay và tôi cần 1 sự giúp đở cám ơn 0931542653

    ReplyDelete